- Have 0 Online
- have 119567 vitors
Biện pháp phòng, chống bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi (21/09/2016) Bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm nuôi nước lợ (White Spot Disease - WSD) do vi rút gây bệnh đốm trắng thuộc giống Whispovirus, họ Nimaviridae có cấu trúc nhân dsADN (mạch đôi), là một l
Hiện nay, để phòng bệnh đốm trắng do vi rút trên tôm nuôi, người nuôi cần có hệ thống sổ theo dõi sức khỏe tôm, sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học và sản phẩm xử lý cải tạo môi trường trong quá trình sản xuất. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là: tôm bố, mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, xét nghiệm không nhiễm các bệnh nguy hiểm trong Danh mục các bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch. Sử dụng con giống đạt yêu cầu về chất lượng cũng như số lần tham gia sinh sản theo quy định. Dụng cụ, phương tiện vận chuyển, bảo hộ lao động và người vào trại phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng; không dùng chung dụng cụ giữa các hồ/bể. Dụng cụ chứa tôm và dụng cụ dùng trong quá trình sản xuất cần được vệ sinh, khử trùng kỹ trước và sau khi dùng.
Bên cạnh đó, người làm việc trong khu vực sản xuất giống phải có bảo hộ, thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng khi ra, vào cơ sở. Sử dụng nguồn thức ăn có chất lượng tốt, không mang mầm bệnh; các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến phải được bảo quản tốt, không bị nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi cho ăn. Nguồn nước trước và sau khi sử dụng phải được xử lý, tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hóa chất được phép sử dụng hoặc có thể sử dụng phương pháp sinh học khác để tiêu diệt hoặc kìm hãm tác nhân gây bệnh.
Về việc lấy mẫu xét nghiệm, đối với cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh cần định kỳ 1 lần/2 tháng/cơ sở lấy mẫu nước, tôm bố mẹ, tôm post để xét nghiệm xác định mầm bệnh. Đối với cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh cần lấy mẫu xét nghiệm khi có nghi ngờ.
Về xử lý dịch bệnh, chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, chết nhiều hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, bất thường phải báo cáo nhân viên thú y xã, phường, thị trấn và UBND cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành thú y thủy sản nơi gần nhất. Bên cạnh đó, tiến hành tiêu hủy tôm bố, mẹ, ấu trùng và hậu ấu bị bệnh có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về thú y thủy sản. Ngoài ra, người nuôi cũng cần xử lý môi trường nước, bể, dụng cụ khu vực sản xuất giống... bằng các loại hóa chất có trong Danh mục thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
Hà Kiều
- 03/10/2016 10:28 - Hà Nội: Bước đầu thu gom khoảng 4 tấn cá chết nổi bất thường ở Hồ Tây
- 03/10/2016 10:27 - “Tin tặc” nuôi cá rô phi bằng thuốc trừ sâu
- 27/09/2016 08:39 - Thêm 2 doanh nghiệp được phép xuất khẩu cá tra vào Mỹ
- 27/09/2016 08:38 - ĐBSCL: Người nuôi cá tra liên tục gặp khó
- 27/09/2016 08:38 - ĐBSCL: Người nuôi cá tra liên tục gặp khó
- 19/09/2016 09:08 - Chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão Share Facebook Mưa bão là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia súc, gia cầm; đồng thời khi mưa to, có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng, tạo cơ hội phát tán mầm bệnh, là điều kiện thu
- 13/09/2016 08:55 - Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4
- 13/09/2016 08:54 - Con tôm ngày càng khó
- 13/09/2016 08:53 - Nguyên nhân doanh nghiệp thủy sản đổ bể
- 06/09/2016 08:37 - Thanh Hóa: Siết chặt quản lý các mặt hàng nông nghiệp