- Có 1 người Online
- Có 125203 tổng lượt truy cập
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nga
Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Nga
(Ngày đăng: 24/08/2014 )
Cập nhật: 25/8/2014
(vasep.com.vn) Theo thống kê Hải quan, 7 tháng đầu năm 2014, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nga đạt 36,2 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo XK thủy sản sang Nga sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm, nhờ việc Nga dỡ bỏ lệnh cấm NK thủy sản với 7 DN Việt Nam và cơ hội từ việc thúc đẩy ký FTA với Liên minh Hải quan.
XK thủy sản sang Nga tăng mạnh 150% trong tháng 1, nhưng sau khi Nga cấm NK cá tra từ Việt Nam từ ngày 31/1/2014, XK sang thị trường này bắt đầu đi xuống. Từ tháng 3, XK thủy sản sang Nga giảm 22-28% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2013, cá tra chiếm 44% tổng giá trị XK thủy sản sang Nga, 6 tháng đầu năm nay, cá tra chỉ còn chiếm 11%.
Trước tình hình đó, tháng 6/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Đoàn công tác sang Nga để giải quyết vướng mắc kỹ thuật, khai thông việc XK cá tra vào Nga, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát VSATTP, an toàn dịch bệnh các sản phẩm có nguồn gốc động vật XNK giữa hai nước. Hai bên thống nhất rà soát, cập nhật các đầu mối trao đổi thông in về ATTP, an toàn dịch bệnh thủy sản và sản phẩm động vật trên cạn để hai bên kịp thời trao đổi, xử lý.
Đoàn đã đề nghị phía Nga xem xét cho phép 50 DN Việt Nam, trong đó có 30 DN cá tra được XK vào Nga và Liên minh Hải quan.
Kết quả là đầu tháng 8, Nga đã dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ NK thủy sản từ Việt Nam vào thị trường Nga đối với 7 DN, trong đó có 5 DN chế biến và XK cá tra và 2 DN chế biến và XK tôm đông lạnh.
Năm 2013, kim ngạch XNK Việt – Nga đạt 2,76 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2012. Trong đó, XK của Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, tăng 17,7%, trong đó XK thủy sản đạt 105 triệu USD, tăng 4,5%.
Thị trường Nga không chỉ là môi trường hấp dẫn với chính sách ưu đãi về thuế, sức tiêu thụ mạnh. Hiệp định về Khu vực thương mại tự do giữa Liên minh Hải quan và Việt Nam, theo lộ trình đã định, tháng 6 vừa qua, hai bên đã kết thúc vòng đàm phán thứ 6 hoàn tất các vấn đề kỹ thuật chuẩn bị cho Hiệp định. Theo đó, Việt Nam sẽ là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên ký Hiệp định Khu vực thương mại tự do với Liên minh Hải quan. Hiệp định có thể sẽ được ký kết vào cuối năm 2014, đầu năm 2015. Với hiệp định này, DN Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong việc thúc đẩy mạnh mẽ XK vào thị trường Nga.
Phiên đàm phán thứ 7 dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 9/2014 tại Saint – Peterburg. Đây sẽ là cơ hội để phía Việt Nam thúc đẩy phía Nga tăng cường hợp tác về đảm bảo an toàn cho hàng nông sản thực phẩm XNK giữa hai nước; đề nghị cơ quan thẩm quyền liên bang Nga mở rộng danh sách DN Việt Nam được XK thủy sản vào thị trường này; quy định về giới hạn vi sinh vật trong sản phẩm thủy sản để có biện pháp xử lý các trường hợp vi phạm phù hợp với chuẩn mực thông lệ quốc tế…
Đặc biệt là, sau sự kiện Nga cấm NK thủy sản từ Mỹ, EU, Na Uy, Canada và Australia trong vòng 1 năm từ ngày 7/8/2014 vì vấn đề chính trị liên quan đến Ukraine, nước này sẽ phải tăng cường NK từ các nước khác để thay thế. Na Uy là nguồn cung cấp lớn nhất thủy sản cho Nga, chiếm 36 – 41% thị phần trong 5 năm qua với sản phẩm chính là cá hồi. Mỹ chiếm 2,5% thị phần tại Nga, cung cấp chủ yếu là trứng cá, cá tuyết và các loại cá biển đông lạnh khác. Nga NK từ EU nhiều nhất là cá thu, cá sacđin, cá hồi và các loại cá biển khác đông lạnh.
Đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam và các nước khác đẩy mạnh XK thủy sản sang thị trường Nga. Cá tra Việt Nam có thể sẽ có cơ hội để trở lại thị trường Nga, thay thế cho nguồn cá thịt trắng bị hạn chế NK do lệnh cấm ngày 7/8.
5 tháng đầu năm 2014, Nga NK 385 nghìn tấn thủy sản trị giá 1,2 tỷ USD, tăng 0,4% về khối lượng và 4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cá đông lạnh nguyên con được tiêu thụ nhiều nhất với 204 nghìn tấn, trị giá 396 triệu USD, giảm 1% về lượng nhưng tăng 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là cá tươi nguyên con với 47 nghìn tấn, trị giá 360 triệu USD, giảm mạnh 15% về khối lượng và 4% về giá trị.
Việt Nam đứng thứ 7 về cung cấp thủy sản cho Nga, sau Trung Quốc và 5 nước khác ở Châu Âu, chiếm gần 3% thị phần. Trung Quốc chiếm 11,7% thị phần. Việt Nam là nguồn cung cấp mực bạch tuộc lớn thứ 3 cho Nga, sau Trung Quốc và Chile và đứng thứ 5 về cung cấp cá phile đông lạnh sau Na Uy, Trung Quốc, Mỹ, Ailen.
- 21/10/2014 09:07 - Giá tôm hùm Maine cao do thiếu hàng
- 15/10/2014 08:30 - Ấn Độ: Giá tôm giảm trong tháng 9
- 03/10/2014 10:44 - Quyết đòi lại công bằng cho tôm Việt Nam
- 16/09/2014 15:05 - New Wind Seafood Co., Ltd: Nhu cầu tôm tại thị trường Nhật Bản ổn định
- 25/08/2014 14:08 - Na Uy tìm thị trường hải sản mới sau lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Nga
- 15/07/2014 09:00 - Trung Quốc: Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do vấn đề chất lượng
- 15/07/2014 08:57 - Ấn Độ: Sản lượng thủy sản đứng thứ hai thế giới
- 01/07/2014 10:06 - Tôm Thái Lan đương đầu với nhiều thách thức kéo giá tôm thế giới tăng
- 17/06/2014 10:40 - Cần nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trên biển
- 03/06/2014 14:21 - Baseafood: Căng thẳng biển Đông không ảnh hưởng đến giao thương với Trung Quốc