- Có 0 người Online
- Có 125146 tổng lượt truy cập
Cần cân đối tiêu thụ thủy sản để đảm bảo bền vững (Ngày đăng: 24/11/2014 ) (vasep.com.vn) Theo một nghiên cứu cho thấy, nguồn cung thủy sản hiện quá ít để đảm bảo nhu cầu tối thiểu đảm bảo sức khỏe cho dân số thế giới. Chỉ có thủy sản nuôi mới có thể giúp
Cần cân đối tiêu thụ thủy sản để đảm bảo bền vững
(Ngày đăng: 24/11/2014 )
cập nhật ngày 25/11/2014
(vasep.com.vn) Theo một nghiên cứu cho thấy, nguồn cung thủy sản hiện quá ít để đảm bảo nhu cầu tối thiểu đảm bảo sức khỏe cho dân số thế giới. Chỉ có thủy sản nuôi mới có thể giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt.
Tại Anh, các bác sỹ khuyên mỗi người nên ăn hải sản khoảng 280g/ngày. Nhưng hiện tại, cả lượng thủy sản NK và thủy sản nuôi ở Anh chỉ đáp ứng được 64% nhu cầu này.
Trên toàn thế giới, việc lạm thác làm trữ lượng thủy sản giảm từ năm 1970. Khai thác thủy sản của Anh đã giảm từ năm 1913, sản xuất thủy sản tăng là nhờ nuôi trồng thủy sản.
Nếu coi trẻ em chỉ tiêu thụ 1/2 lượng thủy sản so với người lớn, tổng lượng thủy sản chế biến cung cấp trung bình 181g /người/tuần, ít hơn mức khuyến nghị ở Anh gần 100g.
Người ta vẫn coi thủy sản là thực phẩm tốt cho sức khỏe, cung cấp protein có chất béo bão hòa thấp hơn so với thịt đỏ. Dầu cá mang lại các axit béo thiết yếu. Cá cũng rất giàu canxi, kẽm và selen.
Chế độ ăn giàu protein từ cá làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong khi các axit béo omega-3 đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh và sức khỏe.
Các nước giàu tiêu thụ thủy sản nhiều hơn lượng sản xuất được và phải NK thủy sản từ các nước nghèo hơn. Châu Âu NK 60% lượng thủy sản tiêu thụ và và Mỹ NK 86%. Do đó, lượng thủy sản có sẵn ở các nước đang phát triển giảm đi.
Trong nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ Ruth Thurston, Đại học Queensland, nước Anh đang NK quá nhiều để không bị lạm thác nhưng chính điều này cũng làm tăng chi phí xã hội và môi trường ở các nước sản xuất - những nước nghèo. Nuôi trồng thủy sản phát triển để bù đắp cho lượng khai thác ngày càng giảm, tuy nhiên nó cũng làm chi phí môi trường tăng, mà cụ thể là rừng ngập mặn đã phải nhường chỗ cho các trại nuôi tôm.
Những phát hiện của Tiến sĩ Ruth Thurston là một lời cảnh tỉnh cho chính phủ Anh rằng nước Anh phải xem xét nhu cầu trong nước trong bối cảnh toàn cầu, phải cẩn trọng về những tác động của việc tăng tiêu thụ thủy sản trong khi nhiều nơi còn thiếu protein nghiêm trọng.
Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Marine Pollution Bulletin, Tiến sĩ Ruth Thurston và giáo sư Callum Roberts - đồng tác giả thuộc Đại học York kêu gọi các chính phủ để phát triển chính sách sản xuất thủy sản với tầm nhìn toàn cầu và hướng đến bảo vệ môi trường.
Khi các loài thủy sản khai thác đang dần cạn kiệt thì việc mở rộng lớn nuôi trồng thủy sản là cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Mức phát triển của nuôi trồng thủy sản đang nhanh hơn mức tăng dân số. Việc đáp ứng nhu cầu thủy sản trong tương lai chắc chắn đạt được nhưng điều này lại không bền vững. Cần phải giảm thiểu tác động dài hạn của nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân cho việc mất đi 30% diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới kể từ giữa thế kỷ XX, 7% lượng rong biển mỗi năm kể từ năm 1990, cùng với ô nhiễm do thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và chất thải.
(Theo Fish2fork)
- 17/11/2015 08:03 - Tôm Thái Lan phục hồi và chuyển hướng
- 22/12/2014 08:40 - Khủng hoảng ở Nga: Cơ hội kiếm tiền của doanh nghiệp thủy sản Việt?
- 22/12/2014 08:40 - Khủng hoảng ở Nga: Cơ hội kiếm tiền của doanh nghiệp thủy sản Việt?
- 01/12/2014 09:41 - Năm 2014, Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm Việt Nam (Ngày đăng: 24/11/2014 ) (vasep.com.vn) Thống kê NK tôm vào Hàn Quốc 9 tháng đầu năm 2014 cho thấy, khối lượng NK tôm vào nước này tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái tuy nhiên, NK từ Việt Nam tăng tới 50
- 01/12/2014 09:40 - ISSF kêu gọi giám sát hoạt động khai thác cá ngừ tốt hơn
- 18/11/2014 12:50 - WWF cung cấp miễn phí hệ thống theo dõi tàu khai thác cá ngừ cho các công ty
- 18/11/2014 12:50 - Công ty cá ngừ Fiji phát triển việc dán mã vạch cho các sản phẩm khai thác
- 13/11/2014 14:09 - Giá cá ngừ vằn tại Bangkok giảm
- 13/11/2014 14:06 - Xuất khẩu tôm sú của Bangladesh sụt giảm
- 21/10/2014 09:07 - Giá tôm hùm Maine cao do thiếu hàng